Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật là căn cứ để thợ kỹ thuật có thể nhìn vào để thiết kế, thi công và lắp ráp các sản phẩm theo mẫu có sẵn. Bản vẽ gồm các loại hình sau: Hình chiếu đứng, hình cắt và mặt cắt. Các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật thường có

1. Phép chiếu

Người ta chế tạo các chi tiết và lắp ráp đúng sản phẩm theo bản vẽ kỹ thuật. Qua bản vẽ chúng ta sẽ hiểu được hình dạng và kích thước của chi tiết được biểu diễn. Loại vật liệu chế tạo, độ nhám và độ chính xác cần đạt được của các bề mặt chi tiết. Cũng như những yêu cầu về gia công nhiệt, lớp phủ,…


Phép chiếu gồm các yếu tố cần có sau đây:

+ Tâm chiếu: là điểm từ đó thực hiện các phép chiếu

+ Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng để thực hiện phép chiếu

+ Tia chiếu: là đường thẳng tưởng tượng để theo đó thực hiện phép chiếu

Các yếu tố của phép chiếu

Kết quả của phép chiếu được gọi là hình biểu diễn, hình chiếu của vật thể. Phép chiếu được chia ra làm : phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc.

+ Phép chiếu xuyên tâm: tất cả mọi tia chiếu đều xuất phát từ cùng một điểm gọi là tâm chiếu. Tâm chiếu cách mặt phẳng hình chiếu một khoảng nhất định. Phép chiếu xuyên tâm thường được dùng khi vẽ hình chiếu phối cảnh. Phép chiếu phối cảnh cho ta hình biểu diễn vật thể như ta thấy được quan sát vật thể từ một điểm nhìn xác định. Loại phép chiếu này chủ yếu được dùng trong bản vẽ kỹ thuật, xây dựng chứ không dùng trong chế tạo cơ khí.

Phép chiếu xuyên tâm

+ Phép chiếu song song: tất cả các tia chiếu song song với nhau. Các tia chiếu sẽ song song với nhau và bóng của vật thể ở trên mặt phẳng hình chiếu được coi là hình chiếu song song của vật thể. Trong bản vẽ kỹ thuật thường dùng phép chiếu song song. Bởi phép chiếu này cho ta hình ảnh trực quan và dễ vẽ hơn so với phép chiếu xuyên tâm.

Phép chiếu song song

Trong phép chiếu song song, nếu các tia vuông góc với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu song song đó gọi là hình chiếu vuông góc. Hình chiếu vuông góc còn gọi là hình chiếu trực giao.

+ Phép chiếu vuông góc

Bản vẽ dùng phương pháp các hình chiếu vuông góc sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với bản vẽ dùng các phương pháp nói trên. Phương pháp này thể hiện một cách đầy đủ hình dạng, kích thước của vật thể, Vì vật thể được biểu diễn từ nhiều phía khác nhau. Do đó, bản vẽ dùng trong sản xuất thường gồm có một, hai, ba hoặc nhiều loại hình biểu diễn vẽ bằng phép chiếu vuông góc

2. Bố trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật

Trong bản vẽ kỹ thuật cơ khí, hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát được gọi là hình chiếu. Để hiểu được bản vẽ cần biết rõ vị trí các hình chiếu. Tên gọi của các hình chiếu phụ thuộc vào hướng chiếu của vật thể.

Hình chiếu trong bản vẽ kỹ thuật

+ Hình chiếu đứng là hình chiếu nhìn từ trước vật thể còn được gọi là hình chiếu chính.

+ Hình chiếu cạnh là hình chiếu nhìn từ bên trái vật thể sang.

+ Hình chiếu bằng là hình chiếu nhìn từ bên trên xuống vật thể.

3. Quy định về đường nét trên bản vẽ kỹ thuật

  • Nét cơ bản ( hay Nét liền đậm): Để biểu diễn đường bao quanh của vật thể, ta dùng nét cơ bản. Bề rộng của nét cơ bản bằng 0,5 đến 1,4 mm tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của hình cần biểu diễn.
  • Nét đứt: Dùng để thể hiện đường bao khuất của vật thể. Nét đứt gồm những gạch ngắn cùng một độ dài từ 2-8 mm. Bề rộng của nét đứt  sẽ phụ thuộc vào độ rộng của nét cơ bản. Thường là bằng 1/2 hoặc 1/3. Độ dài của nét đứt phải thống nhất trong cùng một bản vẽ.
  • Nét chấm gạch mảnh: Để vẽ các đường trục, các đường tâm của đường tròn hay tâm cung tròn. Nét vẽ này bao gồm những gạch mảnh và chấm giữa các gạch đó. Độ dài gạch mảnh từ 5-30 mm và bề rộng có giá trị bằng 1/2 hoặc 1/3 bề rộng nét cơ bản.
  • Đường trục và đường tâm: vẽ để qua đường bao của hình biểu diễn. Độ dài 2-5 mm và kết thúc vằng nét gạch. Vị trí tâm cung tròn được định bằng giao điểm của hai gạch cắt nhau. Nếu đường kính của đường tròn nhỏ hơn 12 mm thì nét chấm gạch thể hiện đường tâm thay bằng nét mảnh
  • Nét liền mảnh: Nét liền mảnh được sử dụng để ghi kích thước và các đường gióng. Đường gióng liên kết giữa hình biểu diễn và đường kích thước. Để vẽ đường kích thước và đường gióng người ta dùng nét liền mảnh có giá trị bề rộng bằng 1/2-1/3 bề rộng nét cơ bản. Nét liền mảnh còn được dùng để vẽ các đường gạch thể hiện mặt cắt.
  • Nét cắt: Dùng để vẽ các vết của mặt phẳng cát. Bề rộng của nét cắt giá trị từ 1-1,5 bề rộng nét cơ bản và độ dài của nét từ 8-20 mm

4. Tỷ lệ trên bản vẽ kỹ thuật

Tất cả các vật thể được biểu diễn trên bản vẽ đều được thể hiện theo một tỷ lệ nhất định. Tốt nhất tỷ lệ bản vẽ nên là (1:1) hoặc dùng tỷ lệ thu nhỏ hay phóng to.

+ Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; …

+ Tỷ lệ phóng to: 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; …

Cần chú ý dù với bất kỳ tỷ lệ nào, kích thước ghi trên bản vẽ phải là kích thước thực. Nghĩa là con số kích thước ghi trên bản vẽ phải chỉ kích thước của vật thể, không nhỏ hơn cũng không lớn hơn.

5. Khung của vẽ kỹ thuật

Mỗi bản vẽ đều cần có khung vẽ. Mỗi khung vẽ được vẽ bằng nét cơ bản và cách mép tờ giấy một khoảng cách bằng 5mm. Cạnh trái của khung được vẽ cách mép trái tờ giấy khoảng 15-20 mm để thuận tiện cho việc đóng bản vẽ thành tập. Để tiện cho việc bảo quản, các bản vẽ phải được thực hiện trên những tời giấy có đúng kích thước đúng tiêu chuẩn. Như khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4.

6. Khung tên trên bản vẽ kỹ thuật

+ Khung tên đặt tên bản vẽ bao hàm những nội dung của sản phẩm được biểu diễn và những người có liên quan đến bản vẽ đó.

+ Khung tên được đặt dọc theo cạnh của khung vẽ, thường ở góc bên phải phía dưới của bản vẽ. Đối với khổ giấy A4, khung tên luôn luôn đặt theo cạnh ngắn của bản vẽ. Còn đối với các khổ giấy khác khung tên thường đặt theo cạnh dài của bản vẽ.

7. Kiến thức cơ bản trên bản vẽ ghi kích thước.

+ Hình dạng của mũi tên.

+ Vị trí con số kích thước theo phương thẳng đứng và độ nghiêng của đường kích thước.

+ Cách ghi kích thước vát mép.

+ Cách ghi kích thước và bề dày của các chi tiết.

8. Ký hiêu độ nhám bề mặt trên bản vẽ kỹ thuật

Các bề mặt của chi tiết thường không nhẵn. Trong quá trình đúc, cán, dập hay gia công cơ khí thường lưu lại các vết lồi lõm với  kích thước khác nhau trên bề mặt của chi tiết. Những chỗ lồi lõm đó có thể nhìn thấy được bằng kính phóng đại hoặc những khí cụ chuyên dụng

Sự liên quan giữa độ chính xác gia công và độ nhám với chi phí chế tạo chi tiết

Độ lớn mấp mô có thể đo lường bằng những khí cụ chuyên dụng. Biểu đồ Profin là hình biểu diễn profin bề mặt. Đường Ox là đường trung bình của profin, chiều dài phần profin bề mặt được chọn để đo độ nhám bề mặt gọi là chiều dài chuẩn, được ký hiệu bằng chữ l.

Biểu đồ profin bề mặt

Để đánh giá độ nhám bề mặt, người ta sẽ dùng các chỉ tiêu khác nhau. Có hai chỉ số nhám cơ bản là Ra và Rz.

Chỉ số Ra là sai lệch trung bình số học của Profin bề mặt

Chỉ số Rz là chiều cao mấp mô trung bình của mười điểm

9. Trình tự đọc bản vẽ kỹ thuật

Đọc bản vẽ là để có thể hiểu rõ hình dạng khối của chi tiết theo hình biểu diễn trên bản vẽ, hiểu rõ kích thước của chi tiết, nhám bề mặt và những số liệu khác được thể hiện trên bản vẽ.

Trình tự đọc bản vẽ theo trình tự như sau:

  1. Đọc khung tên của bản vẽ.
  2. Xác định xem những bản vẽ có hình chiếu nào, cái nào là hình chiếu chính.
  3. Phân tích sự liên quan của các hình chiếu và thử xác định hình dạng chi tiết một cách tỉ mỉ.
  4. Phân tích theo bản vẽ kích thước của chi tiết và những phần tủ của nó. Cần chú ý các ký hiệu Ø, R trước con số kích thước.
  5. Xác định độ nhám bề mặt của chi tiết.

Để có thể hiểu hơn về tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật, các bạn có thể liên hệ với các kỹ sư của Intmech để được hỗ trợ +84 917 272 447. Ngoài ra Intmech còn cung cấp các giải pháp, vật tư và thiết bị cho ngành công nghiệp nặng như xi măng, thép, nhiệt điện, khai khoáng.

  • Tư vấn các giải pháp, cung cấp vật tư chịu mài mòn cho các nhà máy công nghiệp
  • Cung cấp vật liệu kim khí
  • Cung cấp vật tư, thiết bị cho các dự án, nhà máy công nghiệp
  • Cung cấp các giải pháp, thiết bị phun công nghiệp
  • Tư vấn và cung cấp thiết bị, giải pháp vận hành lò hơi tối ưu
  • Cung cấp vật tư tiêu hao cho các nhà máy xi măng, nhiệt điện

Các tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *