Hướng dẫn cách lựa chọn ống thủy lực phù hợp trong hệ thống

Ống thủy lực còn được gọi với tên là tuy ô. Đây là một trong những phụ kiện đóng vai trò quan trọng, kết nối hệ thống. Nó có vai trò truyền dẫn dầu, chứa dầu, chịu được áp suất và nhiệt độ cao. Vậy bạn hiểu về vai trò, phân loại các dạng của ống thủy lực cũng như cách lựa chọn ống thủy lực phù hợp để lắp đặt và sử dụng hay chưa?.

Đặc điểm chịu nhiệt và áp lực của ống thủy lực

Ống thủy lực là một trong những phụ kiện của hệ thống vận hành bằng dầu. Chức năng của nó là chứa dầu, chất lỏng thủy lực mang năng lượng và truyền dẫn chúng đến các thiết bị khác như van, xi lanh, bơm… Nó được ví như các mạch máu bên trong cơ thể con người. Nếu ở đâu bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của toàn hệ thống.

Ống thủy lực chịu được áp lực là bao nhiêu

So với hệ thống khí nén (có áp suất chỉ từ 8-10 bar) thì hệ thống thủy lực có áp suất làm việc lớn hơn nhiều. Vào khoảng 200Bar với những loại máy ép, bàn nâng, máy móc cơ giới cần những áp suất lớn hơn 350 kg thì lựa chọn hệ thống thủy lực là lựa chọn phù hợp nhất.
Ống thủy lực ngoài chức năng là giữ chất lỏng thì còn phải chịu được áp suất. Vì thế trong quá trình sản xuất các hãng phải tính đến yếu tố áp suất, tải áp, tải nhiệt để ống có độ bền cao nhất, không bị nứt trong quá trình sử dụng. Vì việc nứt thủng sẽ khiến dầu bị rò rỉ gây hao tổn lưu chất và ảnh hưởng tới môi trường.

Ống thủy lực chịu được nhiệt độ bao nhiêu

Ống thủy lực phải chịu nhiệt độ rất lớn. Ở những hệ thống nhỏ thì nhiệt độ tăng lên không đáng kể. Nhưng ở hệ thống lớn có công suất hoạt động lớn và tần suất liên tục thì nhiệt độ chênh lệch có thể lên đến 100 độ C. Nhiệt độ của dầu sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố. Như thời gian hoạt động, hệ thống làm mát, nhiệt độ môi trường, tính chất của dầu. Thường những hệ thống máy móc làm việc của lò hơi, khai thác dầu khí, xưởng đúc thì nhiệt độ sẽ bị lên cao.

Phân loại các loại ống thủy lực

Về cơ bản thì ống thủy lực được phân chia thành 2 loại chính đó là dạng ống cứng và dạng ống mềm.

Ống thủy lực dạng mềm

Ống thủy lực mềm (hydraulic pipe) là loại chúng ta vẫn thường thấy trong mọi hệ thống thủy lực lớn và nhỏ. Trong hệ thống đường ống thì những ống thủy lực dạng mềm được ví như hệ thống tĩnh mạch, còn hệ thống ống cứng là động mạch.
Cấu tạo của ống thủy lực mềm sẽ gồm 3 phần: Phần ống, phần gia cố và phần vỏ ngoài. Phần lõi hay lớp ống trong cùng cần phải có độ bóng cao, nhẵn bóng và chống thấm tốt. Vì đây là phần tiếp xúc trực tiếp với dầu thủy lực. Vì thế các nhà sản xuất thường chọn chất liệu cao su tổng hợp (Cao su PKR, cao su EPDM, cao su butyl) hoặc nhựa nhiệt dẻo.

Ưu điểm:

  • Linh hoạt trong lắp đặt và sử dụng trong các ứng dụng động;
  • Độ dài hơn loại ống cứng;
  • Nếu bạn cần số lượng ít thì dùng loại ống mềm ít tốn kém hơn so với ống cứng;
  • Dễ dàng lắp đặt hơn trong các khu vực có diện tích chật hẹp;
  • Ít bị ăn mòn trong điều kiện làm việc…
  • Cách nhiệt tốt hơn và giảm tiếng ồn;
  • Bán kính có thể uốn cong lớn nên tạo điều kiện cho dòng chảy mượt ít lực cản dòng chảy hơn;

Nhược điểm:

  • Nặng hơn loại ống cứng (Tube hydraulics)
  • Tản nhiệt không tốt, thường không dẫn điện
  • Đòi hỏi thay thế thường xuyên
  • Giá thành cao hơn ống cứng
  • Phụ kiện kim loại đi kèm dễ bị ăn mòn

Ống thủy lực dạng cứng

Tùy vào từng đặc điểm của nhà máy sản xuất như cần chống oxi hóa tốt, hay chống va đập tốt, chống ăn mòn…mà người ta lựa chọn loại ống thủy lực cứng (hydraulic tube) khác nhau. Vật liệu chế tạo loại ống cứng chủ yếu là: đồng, đồng thau, thép, thép không gỉ, thép mạ…

Ưu điểm:

  • Lắp đặt linh hoạt
  • Tuổi thọ cao, chịu áp suất lớn
  • Chịu mài mòn tốt hơn loại ống mềm
  • Dễ lắp đặt, chế tạo theo ý muốn
  • Chịu độ rung lắc tốt, chịu được nhiệt độ cao, Ống dễ tỏa nhanh nhiệt dầu ra môi trường bên ngoài.
  • Dễ bảo trì

Nhược điểm:

  • Chỉ có thể sử dụng được trong các ứng dụng tĩnh.
  • Thường loại ống cứng chỉ có độ dài 6m, nếu muốn dài hơn thì phải lắp ráp ghép chúng với nhau và ống cứng không cuộn lại được như ống mềm)
  • Chi phí lắp ráp có thể cao hơn ống mềm nếu lắp đặt số lượng ít
  • Ở những không gian hẹp thì sẽ khó cài đặt
  • Cách nhiệt kém, dễ bị ăn món hơn
  • Bán kính uốn cong nhỏ nên có thể làm tăng lực cản dòng chảy

Hướng dẫn cách chọn lựa ống thủy lực phù hợp

Cách lựa chọn ống thủy lực phù hợp cần được quan tâm bởi nếu sai sốt sẽ gây lãng phí, tốn kém thời gian mà không mang lại hiệu quả mong muốn.

Tiêu chí 1: Chọn theo kích thước ống thủy lực

Nói đến kích thước ống thủy lực thì có 2 yếu tố cần chú ý là đường kính trong và đường kính ngoài của ống. Nếu đường ống nhỏ sẽ gây tổn thất năng lượng, hao hụt dòng chất và tăng ma sát nhiều. Theo công thức tính dưới đây
Lưu lượng dòng chất = Diện tích mặt cắt ngang ống x vận tốc.
Lưu lượng chất lỏng (đơn vị Lít/1 phút) chính là lưu lượng dầu, khí di chuyển trong ống.
Vận tốc (mét/giây) là tốc độ của dòng chất.
Diện tích mặt cắt (đơn vị m2) là đường kính trong của ống.

Có 2 cách cơ bản để biết được đường kính ống là:

Dựa theo catalog hãng
Tra đường kính ống thủy lực theo catalog của hãng cung cấp. Đây là căn cứ thông số và tính toán phù hợp với hệ thống.
Công thức tính: Đường kính = lưu lượng/vận tốc.

Dựa vào kích thước thực tế
Cách lựa chọn ống thủy lực phù hợp là dựa vào đường kính ống thủy lực. Thường các kỹ sư thường sẽ dùng kẹp đo trực tiếp. Cách này vẫn đảm bảo độ chính xác cao lại đơn giản, nhanh gọn.

Tiêu chí 2: Chọn ống theo khả năng chịu nhiệt

Thông thường, ống tuy ô thủy lực sẽ có dải nhiệt hoạt động từ âm 50 độ C đến 200 độ C.
Trong phạm vị nhiệt độ sử dụng của ống, khách hàng cân nhắc lựa chọn ống có mức chịu nhiệt phù hợp. Để ống làm việc an toàn, hiệu quả, tránh ống bị nứt, chảy.

Muốn tìm hiểu thêm về cách lựa chọn ống thủy lực phù hợp các loại cũng như các sản phẩm thép khác. Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi theo kênh thông tin dưới đây:

Tầng 11 Tòa Zen Tower, 12 Khuất Duy Tiên, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
+84 917 272 447
t.intmech@gmail.com

Các tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *