Khái niệm thép làm khuôn dập nguội
Đầu tiên trước khi chia sẻ với bạn các loại thép làm khuôn dập nguội tốt nhất. Thì chúng ta sẽ cùng xem xem nó là gì nhé. Bạn có thể hiểu đơn giản nó là bộ khuôn được sử dụng khi gia công các kim loại mỏng, để tạo hình sản phẩm ở trạng thái nguội.
Chúng ta có nhiều hình thức dập khuôn này như: đột dập, dập vuốt, dập sâu, chuốt sợi, khuôn kéo. Bộ khuôn này có được hiệu suất làm việc cực cao nên cho ra được số lượng sản phẩm lớn với chất lượng tốt nhất. Nó được dùng với những tấm kim loại có độ dày mỏng và cứng vừa phải.
Những loại thép làm khuôn dập nguội nên dùng hiện nay
Như đã chia sẻ, có rất nhiều loại thép làm khuôn dập nguội bạn có thể bắt gặp trên thị trường hiện nay. Và 5 cái tên sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
– Thép SKD11
Đây là loại thép có tính ứng dụng cao trong công nghệ sản xuất khuôn dập nguội. Nó là loại thép có nhiều ưu điểm vượt trội và rất phù hợp với ngành gia công khuôn dập nguội. Thông số cụ thể của thép này là:
Thành phần hóa học: Cacbon (1.5%), Crom (12%), Molipden (1%), Vanadium (0.35%), Silic (0.25%) và Mangan (0.45%).
Nhiệt độ ủ: 830-880 độ C
Nhiệt độ tôi: 1000-1050 độ C
Độ cứng: 58-60 HRC
– Thép DC11
Là vật liệu cao cấp được sử dụng cho lĩnh vực cơ khí chế tạo khuôn. Nó có ưu điểm là bề mặt gia công cắt gọn mịn, có tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu mài mòn tốt. Chúng hoàn toàn không bị biến dạng, hay phá vỡ cấu trúc dưới tác động của khuôn dập nguội. Bạn có thể thấy thông số của chúng như sau:
Thành phần hóa học: Cacbon (1.4-1.6%), Silic (0.4%), Mangan (0.6%), Photpho (0.03%), Lưu huỳnh (0.03%), Niken (0.18%), Crom (11-13%), Đồng (0.25%), Molipden (0.8-1.2%), Vanadium (0.2-0.5%)
Độ cứng thép: 60-62 HRC
– Thép SKS93
Loại thép này có tính cứng và chống mài mòn cực kỳ tốt vì vậy chúng không hề bị biến dạng dưới tác động của khuôn dập nguội. Nó được dùng để làm khuôn vuốt lỗ sau, lỗ hình, bàn ren. Thông số kỹ thuật của chúng là:
Thành phần hóa học: C (1.05%), Si (0.48%), Mn (1%), Ni (0.25%), Cr(0.5%), P(0.03%), S(0.03%).
Nhiệt độ ủ: 750-780 độ C
Nhiệt độ tôi: 790-850 độ C
Nhiệt độ RAML 120-200 độ C
Độ cứng: >=62HRC
– Thép SK3
Loại thép này có khả năng chống mài mòn và độ cứng khá tốt, nó có được độ giãn dài của loại thép này là 32% và độ bền kéo đứt là 783 N/mm2. Nên hoàn toàn không bị biến dạng dưới tác động của lực lớn từ khuôn dập nguội. Thông số kỹ thuật cụ thể của nó như sau:
Thành phần hóa học: C (0.95%), Si (0.25%), Mn (1.05%), Cr (0.75%), P(0.025%) và S(0.01%).
Nhiệt độ ủ: 760-820 độ C
Nhiệt độ RAM: 150-200 độ C
Độ cứng : 53 HRC
– Thép SK4
Về cơ bản thì SK3 và SK4 tương đương nhau về chất lượng và đặc tính. Vì vậy bạn có thể thoải mái lựa chọn. Thông số kỹ thuật của thép như sau:
Thành phần hóa học: C (1%), Si (0.35%), Mn (0.55%), Ni (0.25%), Cr (0.3%), Cu (0.25%), P (0.03%), S (0.03%)
Nhiệt độ ủ: 740-760 độ C
Nhiệt độ tôi: 760-820 độ C
Nhiệt độ RAM: 150-200 độ C
Độ cứng: >= 61HRC
Các loại thép làm khuôn này hiện tại đều có mặt ở Intmech nên bạn hoàn toàn có thể thoải mái lựa chọn.
Đến đâu để có được chất lượng khuôn dập nguội tốt nhất hiện nay
Như đã chia sẻ với bạn về những loại thép làm khuôn dập nguội hiện nay. Và điều quan trọng tiếp theo chính là bạn phải tìm được những đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ này. Để có thể chọn được sản phẩm tốt nhất. Hiện nay có vô số những địa chỉ cung cấp dịch vụ này.
Và nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm đơn vị thì Intmech là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Ở đây chúng tôi có đa dạng loại thép làm khuôn dập nguội để bạn có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình để đảm bảo chất lượng cao nhất.
Đến với chúng tôi bạn sẽ được nhân viên tư vấn chính xác với nhu cầu để tìm kiếm được loại thép khuôn mẫu dập nguội phù hợp với mục tiêu và ngân sách.
Hy vọng một vài chia sẻ nhỏ trên đây đã giúp bạn có thể hình dung được về các loại thép làm khuôn dập nguội. Nếu còn có câu hỏi nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin:
Hotline: 0917 272 447
Website: https://intmech.vn/